Hỗ trợ 24/7

0902 175535

Vì sao dùng nước sôi sắc thuốc bắc khiến bệnh càng nặng?

Theo các bác sĩ, việc sử dụng nước sôi để đun thuốc bắc có thể làm giảm thấp hiệu quả của thuốc, thậm chí càng uống thuốc bệnh càng nặng.

Nhiều người thường sử dụng nước sôi để đun thuốc bắc với hy vọng có thể giữ được các chất dinh dưỡng trong thuốc nhưng lại không biết cách này đang giảm thấp hiệu quả của thuốc.

Theo bác sĩ Đông y Hoàng Xuân Đại, các vị thuốc trong thuốc bắc, tuyệt đại bộ phận lấy từ các rễ cây, thân cây, hoa, lá và các hoạt giống của các cây trong thiên nhiên, thành phần hữu hiệu của chúng tồn tại trong các tế bào.

Vì vậy, về nguyên tắc, phải dùng nước sạch như nước máy, nước giếng, nước mưa hoặc nước cất để sắc thuốc sẽ đạt hiệu quả cao. Trước hết, hãy ngâm thuốc vào nước trong khoảng 30 phút để làm mềm dược liệu, giúp cho hoạt chất được hòa tan một phần. Khá nhiều hoạt chất có trong dược liệu là các protein hoặc tinh bột, nếu không được ngâm với nước lạnh gặp nhiệt độ cao đột ngột có thể bị đông cứng hoặc biến dạng làm ảnh hưởng đến việc chiết xuất các thành phần hữu hiệu khác.

Lượng nước sử dụng để sắc thuốc tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà đổ nước cho vừa phải. Theo kinh nghiệm nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay là vừa đối với lần đầu; những lần sắc sau thì nên đổ ít hơn lần trước một chút. Nếu là thuốc bổ nên sắc 3 lần, dùng lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60-90 phút. Đối với các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong hàn nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10-20 phút.

Cần lưu ý có một số vị thuốc có cách sắc khác nhau: các thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô… nên cho sau khi thuốc đã sắc gần xong để tránh làm bay mất tinh dầu.

Một số thuốc quý như nhân sâm, linh chi, sừng tê giác… cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc. Các loại cao thuốc, a giao, mật ong… sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng. Mỗi bài thuốc, vị thuốc có cách sắc khác nhau. Do vậy cần thực hiện cách sắc thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, lương y.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý nên dùng ấm bằng đất nung hoặc bằng sứ, không nên dùng ấm bằng kim loại kể cả nhôm để sắc thuốc bởi vì trong các vị thuốc có rất nhiều các hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy đặc biệt là tanin, sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thuốc.

 

Tin tức liên quan

Những lưu ý khi vệ sinh Ấm Sắc Thuốc tụ động

Cách phân biệt ấm sắc thuốc chính hãng và hàng nhái

Chữa sốt xuất huyết hiệu quả nhờ bài thuốc từ cây cỏ

Những bài thuốc Đông y phát huy hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe

Chữa khỏi đau lưng đơn giản nhờ vị thuốc ngay trong vườn nhà bạn

Những tác dụng từ củ nghệ